Kỹ Năng Kiên Định Và Từ Chối Trong Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Trẻ

Đăng lúc: 08/05/2024

KỸ NĂNG KIÊN ĐỊNH VÀ TỪ CHỐI TRONG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ​

1. Kỹ năng kiên định

Kiên định mục tiêu: nếu đã xác định mục tiêu cụ thể thì phải tìm mọi biện pháp để khắc phục khó khăn, vượt qua trở ngại... để đạt được mục tiêu đó.

Vị dụ: Bạn N đặt ra mục tiêu là phải thi đỗ vào một trường đại học, nhưng gần đến ngày thi, N bị shock vị H - một "bạn gái thân thiết" lên đường đi du học. Mặc dù rất buồn nhưng N đã gạt mọi chuyện tình cảm sang một bên để tập trung vào học tập, nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Kết quả là N đã thi đỗ vào trường đại học mình hằng mơ ước. N là người kiên định mục tiêu!

Kiên định nguyên tắc sống: mỗi một người cần đặt ra cho mình một số nguyên tắc sống nhất định và phải giữ vững những nguyên tắc đó, trong bất cứ hoàn cảnh nào.

1. Kỹ năng kiên định

Ví dụ: H đặt ra hai nguyên tắc sống cho mình là "không ngủ qua đêm ở bất cứ đâu ngoài nhà mình" và "không đi ra ngoài trời tối một mình với đàn ông". Một hôm, H đi sinh nhật N - bạn gái cùng lớp, cách nhà H một quả đồi. H định bụng sẽ về sớm nhưng mải vui nên quên mất thời gian, đến khi nhớ ra thì đã muộn. H muốn về nhưng trời mưa và đường rất tối. Mọi người trong nhà

N mời H ngủ lại nhưng H dứt khoát đòi về. Anh trai N đề nghị đưa H về nhưng H không đồng ý đi một mình với anh trai của N.

Cuối cùng, H đã thuyết phục N đi cùng với anh trai đưa mình về.

Như vậy H đã kiên định giữ được cae hai nguyên tắc của mình

2. Kỹ năng từ chối

Trong cuộc sống, VTN thường nhận được những lời yêu cầu, đề nghị thực hiện các hành vi nào đó. Khi đó, chúng ta cần phân loại được những yêu cầu, đề nghị đó theo mức độ an toàn. Có thể phân thành các nhóm như sau: 1) Yêu cầu, đề nghị có lợi ích tốt 2) Yêu cầu, đề nghị không có hại nhưng cũng không mang lại lợi ích rõ ràng 3) Yêu cầu, đề nghị không có thể dẫn đến nguy cơ không an toàn 4) Yêu cầu, đề nghị có nguy cơ mất an toàn cho bản thân 5)

Kỹ năng từ chối

 - Yêu cầu đề nghị thực hiện những hành vi có hại hoặc nguy hiểm

Đối với những yêu cầu, đề nghị thuộc nhóm 4 và nhóm 5 (ví dụ như đề nghị dùng ma túy, uống rượu, quan hệ tình dục không an toàn, bỏ nhà đi xa...): Vị thành niên cần biết nói "KHÔNG" ', tức là tỏ thái độ rõ ràng, thẳng thừng từ chối và cảnh báo đối tượng về mức độ nguy hiểm nếu tiếp tục yêu cầu, thực hiện những hành vi đó. Đối với những yêu cầu, đề nghị thuộc nhóm 3 (ví dụ trốn học, đi chơi với bạn mới quen qua mạng...) vị thành niên cần từ chối bằng cách phân tích cho đối tượng những nguy cơ tiềm ẩn nếu thực hiện những hành vi đó. Nếu đổi tượng vẫn kiên quyết thì nên từ chối và thuyết phục đối tượng từ bỏ ý định. Trường hợp đối tượng chuyển sang cưỡng ép thì phải áp dụng biện pháp từ chối dứt khoát như đối với nhóm 4 và nhóm 5.

- Đối với những yêu cầu, đề nghị thuộc nhóm 2, cần cân nhắc giữa lợi ích và những hao phí về thời gian, cơ hội để thực hiện những công việc khác. Nếu cần phải từ chối thì nên thẳng thắn nêu rõ ràng lý do từ chối.

0918972083
0918972083