Tôi phải làm sao khi bị người khác tung tin đồn

Đăng lúc: 24/03/2022

Trắc nghiệm về tin đồn

  1. Bạn phát hiện một đứa bạn tung tin đồn về bạn. Bạn có dễ dàng lờ đi như chẳng có chuyện gì không?

    • Chuyện nhỏ

    • Khó

    • Không đời nào

  2. Bạn phát hiện một đứa bạn tung tin đồn về bạn. Bạn có dễ dàng đến gặp người bạn đó để giải quyết vấn đề (một cách bình tĩnh) không?

    • Chuyện nhỏ

    • Khó

    • Không đời nào

  3. Bạn phát hiện một đứa bạn tung tin đồn về bạn—và bạn cũng biết vài tin giật gân nhưng không hay về người bạn đó. Bạn có dễ dàng cưỡng lại khuynh hướng ăn miếng trả miếng không?

    • Chuyện nhỏ

    • Khó

    • Không đời nào

Nếu bạn trả lời “khó” hoặc “không đời nào” cho bất kỳ câu hỏi nào bên trên thì bài này sẽ giúp bạn tìm ra cách tốt hơn để đối phó với tin đồn.

Tại sao gây tổn thương?

Một số tin đồn là hiểm độc—chẳng hạn một lời nói dối chứa đựng chủ tâm phá hoại danh tiếng của bạn. Nhưng ngay cả những tin đồn ít nghiêm trọng cũng vẫn có thể gây tổn thương—nhất là khi người tung tin lại là người mà bạn xem là thân thiết!—Thi-thiên.

“Tôi phát hiện ra là mình bị một người bạn nói xấu sau lưng rằng tôi không quan tâm đến ai. Tôi đau lòng lắm! Thật không hiểu tại sao bạn ấy lại nói ra những lời như thế”.—Ashley.

Thực tế: Dù cho người tung tin đồn có thân thiết với bạn hay không, việc phát hiện người khác đang nói xấu về mình thật chẳng vui chút nào.

Tin buồn—không phải lúc nào cũng ngăn chặn được tin đồn

Người ta có thể “tám” về người khác vì một số lý do, bao gồm:

Thật lòng quan tâm. Con người là tạo vật thích giao tiếp. Vậy điều tự nhiên là chúng ta sẽ nói chuyện với nhau và về nhau. Thật vậy, Kinh Thánh khuyến khíchchúng ta thể hiện sự “quan tâm đến lợi ích” của người khác ở một mức độ nào đó.Phi-líp.

“Chuyện về người khác luôn là chủ đề thú vị nhất để bàn tới!”.—Bianca.

“Tôi phải thừa nhận rằng tôi thích tìm hiểu xem đang có chuyện gì xảy ra với người khác, rồi kể lại cho ai đó. Tôi chẳng biết tại sao nhưng tôi thấy vui”.—Katie.

Buồn chán. Vào thời Kinh Thánh, đã có những người “chỉ dành thì giờ rảnh rỗi để bàn tán hoặc nghe những tin tức mới” (Công vụ). Thời nay cũng không khác gì!

“Nhiều khi bình yên quá nên người ta dựng chuyện ra để có cái mà nói”.—Joanna.

Tự ti. Vì lý do đúng đắn, Kinh Thánh cảnh báo khuynh hướng so sánh bản thân với người khác (Ga-la-ti). Tiếc thay, một số người “giải quyết” sự tự ti của mình bằng cách tung tin đồn không hay.

“Tin đồn không hay thường cho biết ít nhiều về kẻ tung tin. Nó thường cho thấy sự đố kỵ ăn sâu trong lòng kẻ đó đối với nạn nhân. Kẻ đó đồn thổi để thấy tự tin hơn, để thuyết phục chính mình rằng mình tốt hơn người kia”.—Phil.

Thực tế: Dù bạn có thích hay không thì người ta cũng sẽ bàn tán về người khác, cũng như về bạn.

Tin vui—tin đồn không đến mức khiến bạn bó tay

Bạn không thể ngăn chặn mọi tin đồn về mình, nhưng bạn có thể chọn cách phản ứng với chúng. Nếu biết tin đồn về mình đang bị lan truyền, bạn có ít nhất hai lựa chọn.

LỰA CHỌN 1: Lờ đi. Thường thì giải pháp tốt nhất là “mặc kệ nó—nhất là nếu đó chỉ là tin đồn nhảm. Hãy áp dụng lời khuyên của Kinh Thánh: “Chớ vội giận”.—Truyền-đạo.

“Có tin đồn là em đang hẹn hò với một anh chàng, trong khi mặt mũi chàng ta ra sao em còn chưa biết! Thật là kỳ cục, em chỉ cười khẩy”.—Elise.

“Danh tiếng tốt là vũ khí tốt nhất để chống lại tin đồn. Ngay cả khi tin đồn không hay về bạn lan khắp nơi, nhưng vì bạn có tiếng tốt nên sẽ chẳng mấy ai tin. Sự thật về bạn thường sẽ chiến thắng”.—Allison.

Mẹo: Viết ra (1) điều người ta nói về bạn và (2) cảm xúc của bạn về điều đó. Khi đã “suy-gẫm trong lòng”, bạn sẽ thấy dễ lờ đi hơn.—Thi-thiên.

LỰA CHỌN 2: Đi gặp người đã tung tin đồn. Trong một số trường hợp bạn có thể cảm thấy tin đồn nghiêm trọng đến nỗi cần phải nói chuyện với người đã tung tin.

“Nếu bạn đến gặp người đã tung tin về bạn, họ sẽ biết được là những điều họ nói rốt cuộc đã đến tai bạn. Hơn nữa, bạn có thể làm sáng tỏ mọi chuyện và hy vọng sẽ làm vấn đề lắng xuống”.—Elise.

Trước khi đến gặp người đã tung tin về bạn, hãy xem những nguyên tắc Kinh Thánh bên dưới và tự hỏi những câu hỏi kèm theo.

  • “Trả lời trước khi nghe, ấy là sự điên-dại và hổ-thẹn cho ai làm vậy”(Châm-ngôn). “Mình có biết toàn bộ sự thật không? Có khi nào người mách mình về tin đồn hiểu lầm những điều người đó nghe được không?”.

  • “Mau nghe, chậm nói, chậm nóng giận” (Gia-cơ). “Đây có phải là thời điểm thích hợp để đến gặp người tung tin đồn không? Mình có chắc là mình sẽ giải quyết vấn đề cách sáng suốt không? Hay chẳng phải là tốt hơn nếu mình đợi một thời gian cho cảm xúc dịu lại sao?”.

  • “Mọi điều anh em muốn người ta làm cho mình thì anh em cũng phải làm cho họ” (Ma-thi-ơ). “Nếu là người tung tin, mình sẽ muốn người bị đồn đến gặp mình như thế nào? Mình sẽ muốn trao đổi vấn đề trong hoàn cảnh nào? Những lời nói và thái độ nào là hiệu quả nhất?”.

Mẹo: Trước khi đi gặp người tung tin đồn, viết ra những lời bạn định nói. Rồi đợi một hoặc hai tuần, đọc lại những lời đã viết, và xem nếu bạn muốn sửa gì không. Bạn cũng có thể bàn về những lời mình định nói với cha hoặc mẹ hay một người bạn thành thục và xin ý kiến của họ.

Thực tế: Giống như nhiều thứ trong đời sống, tin đồn là thứ mà không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát. Nhưng như vậy cũng không có nghĩa là nó kiểm soát được bạn!

0918972083
0918972083