Bạn Sẽ Làm Gì Khi Nghi Ngờ Mắc Nhiễm Khuẩn Lây Truyền Qua Đường Tình Dục?

Đăng lúc: 08/05/2024

BẠN SẼ LÀM GÌ KHI NGHI NGỜ MẮC NHIỄM KHUẨN LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC?

Theo thống kế của Tổ chức y tế thế giới ( World Health Organization - WHO) mỗi ngày trên toàn thế giới có hơn 1 triệu người mắc mới bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phần lớn trong số đó không có triệu chứng.

WHO ước tính:

Năm 2020, WHO có 374 triệu ca nhiễm mới với 1 trong 4 bệnh lây truyền qua đường tình dục: chlamydia (129 triệu), lậu (82 triệu), giang mai (7,1 triệu) và trichomonas (156 triệu).

- Có hơn 500 triệu người từ 15-49 tuổi bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục do herpes simplex virus.

- Hơn 311.000 ca tử vong do ung thư cổ tử cung mỗi năm có liên quan đến nhiễm human papillomavirus (HPV).

- Năm 2016 gần 1 triệu phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh giang mai dẫn đến hơn 350.000 ca sinh nở bất lợi.

- Bệnh lây truyền qua đường tình dục có ảnh hưởng trực tiếp sức khoẻ tình dục và sức khỏ sinh sản thông qua sự kỳ thị của mọi người xung quanh, vô sinh, ung thư và các biến chứng khi mang thai và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.

Đối tường nào bị ảnh hưởng bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Đa số các bệnh lây truyền qua đường tinh dục ảnh hưởng đền cả nam và nữ.  Ngoài ra khi người phụ nữ đang mang thai mà bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì có thể lây truyền sang đứa con, gây ra các hậu quả nghiêm trọng.

Nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục

Nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục

Bạn sẽ làm gì khi nghi ngờ mắc nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục?

Nếu bạn nghi ngờ mình có bị nhiễm bệnh tinh dục ( dịch tiết bất thường từ dương vật hoặc âm đạo, vết loét hoặc mụn cóc trên vùng sinh dục, Đi tiểu đau hoặc thường xuyên, ngứa và đỏ ở vùng sinh dục, mụn nước hoặc vết loét trong hoặc xung quanh miệng, âm đạo có mùi bất thường, ngứa hậu môn, đau nhức hoặc chảy máu, đau bụng, sốt),  bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lây truyền qua đường tình dục càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để thực xét nghiệm được chính xác cao và an toàn trước kh tiến hành làm xét nghiệm người bệnh cần lưu ý:

- Không được thụt rửa bộ phận sinh dục hay quan hệ tình dục trong vòng ít nhất 24 giờ trước khi xét nghiệm.

- Đối với phụ nữ  đang trong kì kinh nguyệt hoặc bị chảy máu vùng âm đạo thì không nên làm xét nghiệm.

- Nếu không thể nhớ hết cái triệu chứng ban nên ghi chép lại để khi đến khám có thể khai báo với bác sĩ một cách đầy đủ các triệu chứng.

Các xét nghiệm bệnh lây truyền qua trường tình dục

Xét nghiệm HIV

Xét nghiệm HIV

- Xét nghiệm máu: là phương pháp cơ bản nhất giúp phát hiện hầu hết các loại bệnh

- Xét nghiệm dịch cơ thể: lấy dịch tiết trong âm đạo hay dương vật của người bệnh vì cac virus thường tập trung nhiều ở đây.

- Xét nghiệm mô bệnh phẩm: mẫu bệnh được lấy từ các vị trí nhiễm bệnh đem đi xét nghiệm PCR cho kết quả chẩn đoán chính xác.

- Xét nghiệm nước tiểu: một số trường hợp có thể dùng nước tiểu là mẫu bệnh phẩm. Cách lấy được mẫu đơn giản nhưng người bệnh các phải được hướng dẫn của nhân viên y tế để tránh sai lệch kết quả.

0918972083
0918972083