Những điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Đăng lúc: 24/03/2022

Hiện nay tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục có dấu hiệu tăng lên ở độ tuổi thanh thiếu niên. Thanh thiếu niên và những người trẻ tuổi có khả năng quan hệ tình dục dễ dàng hơn cũng như có nhiều yếu tố nguy cơ hơn so với người lớn tuổi, nhưng điều quan trọng là họ phải biết làm thế nào để bảo vệ mình khỏi những nguy cơ đó.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải là một vấn đề xấu hổ mà là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể gây tổn thương vĩnh viễn, như vô sinh và thậm chí tử vong (trong trường hợp nhiễm HIV / AIDS).

Người không quan hệ tình dục không thể mắc bệnh LTQĐTD

Một người chỉ mắc bệnh LTQĐTD khi có qua hệ tình dục là một hiểu biết sai lầm. Bởi có một số bệnh không lây qua đường tình dục mà chỉ cần thông qua việc tiếp xúc ngoài da như Herpes sinh dục hay HPV.

Một sai lầm khác khi nghĩ rằng sẽ không bị mắc bệnh nếu chỉ quan hệ tình dục bằng miệng hay hậu môn. Bởi các virus hoặc vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước nhỏ trong miệng và hậu môn, cũng như các bộ phận sinh dục. Ngoài ra còn có một số đường lây bệnh ít phổ biến như họng, đường hô hấp, đường máu.

Một số yếu tố nguy cơ của bệnh LTQĐTD:

  • Quan hệ tình dục sớm ở độ tuổi chưa trưởng thành
  • Nhiều đối tác tình dục.
  • Quan hệ tình dục không an toàn. Bao cao su là phương pháp ngừa thai duy nhất làm giảm nguy cơ mắc bệnh LTQĐTD và phải được sử dụng mỗi lần quan hệ.

Phòng ngừa và Điều trị các bệnh LTQĐTD

Cũng như nhiều bệnh khác, việc phòng ngừa là quan trọng và dễ dàng hơn nhiều để ngăn chặn các bệnh LTQĐTD so với việc điều trị. Cách duy nhất để ngăn chặn hoàn toàn bệnh là không quan hệ tình dục. Nếu một người có quan hệ tình dục, cách tốt nhất để giảm nguy cơ  là sử dụng bao cao su.


Có hai lý do cần phải đi kiểm tra sức khỏe tình dục nếu có ý định quan hệ tình dục. Thứ nhất, các bác sĩ sẽ cơ hội để nâng cao kiến thức cho mọi người về các bệnh LTQĐTD. Và thứ hai, kiểm tra thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh LTQĐTD.

Bạn cần phải nói với bác sĩ ý định về việc quan hệ tình dục hay đã có quan hệ tình dục trước đó hay chưa (kể cả các quan hệ qua miệng, âm đạo, hậu môn). Khi bạn nghĩ mình có nguy cơ mắc bệnh LTQĐTD, hay quan hệ với một người có thể đang mắc bệnh, nên đi khám bác sĩ ngay lập tức, việc chần chừ xấu hổ kéo dài có thể dẫn đến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Không phải tất cả bệnh ở cơ quan sinh dục có nguyên nhân là các bệnh STDs. Đôi khi có thể có các triệu chứng giống như những bệnh LTQĐTD, mặc dù họ chưa bao giờ có quan hệ tình dục. Đối với nữ giới, viêm nhiễm sinh dục do nấm có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với một bệnh LTQĐTD. Nam giới có thể lo lắng về mụn trên dương vật hoặc nang lông bị viêm. Đó là lý do tại sao là bạn phải đi khám bác sĩ nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe tình dục.

0918972083
0918972083