Sự ngại ngùng

Đăng lúc: 15/03/2022

Một số người chào đón những trải nghiệm mới và những con người mới. Họ mong đợi bất cứ cơ hội nào để giao tiếp. Họ thường là những người đầu tiên tự giới thiệu bản thân và họ nhảy vào những cuộc đối thoại một cách dễ dàng. Josh chính là như thế. Đối với anh ấy, thân thiện và cởi mở là tự nhiên, tràn đầy năng lượng, và vui vẻ. Điều đó không hề gắng sức chút nào.

Những người khác thì lại giống như Megan, bạn của Josh. Ngay từ tiểu học, Megan đã cho rằng bản thân mình trầm lặng và ngại ngùng. Cô ấy thích làm quen một cách từ từ đối với những tình huống hay con người mới hơn.

Một số người có thể nghĩ một cách sai lầm rằng Megan kín kẽ, hay không thân thiện. Nhưng đó chỉ là cần phải có thời gian để hiểu rõ cô ấy. Bạn cùng lớp với Megan biết rằng cô ấy là một người bạn biết quan tâm, một người lắng nghe tuyệt vời, và cực kỳ hóm hỉnh. Bạn thân của cô ấy biết nhiều hơn nữa… bao gồm sự thật rằng cô ấy là một nghệ sĩ dương cầm tài năng có thể tự viết ra những bản nhạc riệng của bản thân.

Sự ngại ngùng là gì?

Ngại ngùng là một loại cảm xúc ảnh hưởng đến cách một người cảm giác và hành động xung quanh những người khác. Sự ngại ngùng có thể mang ý nghĩa cảm thấy không thoải mái, nhạy cảm, lo lắng, rụt rè, nhút nhát, hoặc không an toàn. Những người cảm thấy ngại ngùng thỉnh thoảng có những cảm giác vật lý đáng chú ý như đỏ mặt hoặc cảm thấy không nói nên lời, run rẩy, hoặc khó thở.

Ngại ngùng trái ngược với cảm thấy tự thoải mái với bản thân quanh những người khác. Khi người ta cảm thấy ngại ngùng, họ có thể thấy ngần ngại khi mở lời hoặc làm gì đó bởi vì họ cảm thấy không tin tưởng vào bản thân và họ chưa sẵn sàng đón nhận sự chú ý.

Phản ứng với những điều mới

Những tình huống mới và xa lạ có thể mang đến cảm giác ngại ngùng… như là ngày đầu tiên đến trường, gặp gỡ những con người mới, hoặc nói chuyện trước đám đông lần đầu tiên. Mọi người thường cảm thấy ngại ngùng khi họ không chắc nên cư xử như thế nào, chuyện gì sẽ xảy ra, mọi người sẽ phản ứng như thế nào, hoặc khi tầm mắt của mọi người đều đổ dồn về họ. Mọi người ít khi cảm thấy ngại ngùng trong những tình huống mà họ biết nên trông đợi điều gì, cảm thấy chắc chắn về những gì nên làm hay nói, hoặc đang ở giữa những con người quen thuộc.

Cũng giống như những cảm xúc khác, cảm giác ngại ngùng có thể là nhẹ, vừa, hoặc mãnh liệt… tùy thuộc vào tình huống và con người. Những người thường xuyên cảm thấy ngại ngùng có thể nghĩ về bản thân như một người nhút nhát. Những người nhút nhát có thể cần nhiều thời gian hơn để làm quen với sự thay đổi. Họ có thể thích gắn bó với những thứ quen thuộc hơn.

Những người nhút nhát thường ngần ngại trước khi thử sức với những thứ mới mẻ. Họ thường thích quan sát những người khác trước khi tham gia vào hoạt động nhóm. Họ thường tốn thời gian dài hơn để làm quen với những tình huống và con người mới.

Thỉnh thoảng trầm lặng và nội liễm là dấu hiệu cho thấy ai đó có tính cách nhút nhát bẩm sinh. Nhưng điều đó không luôn luôn đúng. Trầm lặng không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với nhút nhát.

Tại sao một số người lại cảm thấy ngại ngùng?

Sự ngại ngùng là một phần kết quả của bộ gen mà một người được di truyền. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi những hành vi họ học được, cách mà mọi người phản ứng với sự ngại ngùng của họ, và kinh nghiệm cuộc sống mà họ có.

  • Di truyền. Bộ gen xác định các đặc điểm thể chất của chúng ta, như là chiều cao, màu mắt, màu da, và hình thể. Nhưng bộ gen cũng ảnh hưởng tới một số đặc điểm thể chất nhất định, bao gồm cả sự ngại ngùng. Có khoảng 20% người có khuynh hướng di truyền nhút nhát bẩm sinh. Nhưng không phải ai có khuynh hướng di truyền nhút nhát đều hình thành một tính cách nhút nhát. Kinh nghiệm cuộc sống cũng đóng một vai trò trong đó.
  • Kinh nghiệm cuộc sống. Khi con người đối mặt với một tình huống có thể dẫn đến việc họ cảm thấy ngượng ngùng, cách mà họ đối phó với tình huống đó có thể định dạng phản ứng của họ trong tương lai đối với những tình huống tương tự. Ví dụ, nếu những người nhút nhát tiếp cận với những thứ mới một cách từ từ, điều đó có thể giúp họ trở nên tự tin và thoải mái hơn. Nhưng nếu họ cảm thấy bị đẩy vào những tình huống mà họ cảm thấy chưa được chuẩn bị, hoặc nếu họ bị trêu chọc hay bắt nạt, điều đó có thể khiến họ trở nên nhút nhát hơn.

Những ví dụ mà người khác tạo nên cũng góp phần trong việc một người có trở nên nhút nhát hay không. Nếu bố mẹ của một đứa trẻ nhút nhát cẩn thận hay bảo vệ quá mức, điều đó có thể khiến đứa trẻ lảng tránh những tình huống mà chúng cảm thấy không thoải mái hay không quen thuộc.

Sức mạnh của sự ngại ngùng

Rất nhiều người muốn giảm đi sự ngại ngùng của bản thân. Nhưng những người nhút nhát một cách tự nhiên cũng có những tài năng mà họ có thể không nhận thấy ở bản thân. Ví dụ, bởi vì những người nhút nhát có thể thích lắng nghe hơn là nói chuyện, họ thỉnh thoảng trở thành những người lắng nghe tuyệt với (và bạn bè nào mà không đánh giá cao điều đó?!)

Những người nhút nhát cũng có thể trở nên nhạy cảm với cảm giác và cảm xúc của người khác. Bởi vì sự nhạy cảm và khả năng lắng nghe của họ, rất nhiều người có tính cách nhút nhát thường đặc biệt quan tâm và chú ý tới cảm nhận của người khác. Mọi người thường xem họ là những người bạn tốt nhất.

Tất nhiên, một số người muốn cảm thấy bớt ngại ngùng hơn để có thể giao tiếp một cách vui vẻ hơn và là chính bản thân mình khi ở xung quanh những người khác. Nếu bạn đang cố gắng để trở nên bớt ngại ngùng hơn, ghi nhớ những điều này có thể hữu dụng:

  • Vượt qua sự ngại ngùng cần sự luyện tập. Những người nhút nhát thường cho bản thân ít cơ hội hơn để luyện tập những kỹ năng giao tiếp. Không nghi ngờ gì khi những người né tránh giap tiếp không cảm thấy tự tin trong giao tiếp như những người cởi mở… họ luyện tập quá ít! Bạn càng luyện tập các kỹ năng giao tiếp nhiều bao nhiêu, việc giao tiếp sẽ trở nên dễ dàng hơn bấy nhiêu, và bạn sẽ càng cảm thấy tự nhiên hơn.
  • Tiến tới chậm rãi, vững chắc. Bước đi một cách chậm rãi không sai. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn bước về phía trước. Lùi bước trước bất cứ một tình huống nào có thể khiến bạn cảm thấy ngại ngùng có thể làm cho sự ngại ngùng tăng thêm và giữ nó ở một mức độ mà bạn khó có thể vượt qua được. Xây dựng sự tự tin bằng cách bước từng bước nhỏ chậm mà chắc.
  • Cảm thấy ngượng ngùng, không sao cả. Mọi người đều thỉnh thoảng cảm thấy như thế. Những người nhút nhát thường sợ cảm thấy ngượng ngùng hay khó chịu. Nhưng đừng để điều đó ngăn bạn làm điều mình muốn làm. Bạn có thể cảm thấy ngượng ngùng khi mời người mà bạn thầm mến một buổi hẹn đầu tiên. Điều đó hoàn toàn tự nhiên. Dù cho người mà bạn thầm mến đồng ý… hay là không… không hề thuộc về sự khống chế của bạn. Nhưng chẳng mở lời gì cả có nghĩa rằng bạn sẽ không bao giờ có được buổi hẹn ấy. Thế nên cứ tiến tới đi!
  • Biết rằng mình làm được. Rất nhiều người học cách kiểm soát sự nhút nhát của bản thân. Hãy biết rằng bản thân bạn cũng làm được.

Khi sự ngại ngùng trở nên quá mức

Đa số những người nhút nhát bẩm sinh có thể học cách kiểm soát sự ngại ngùng của bản thân để nó không gây trở ngại cho những thứ mà họ thích làm. Họ học cách làm quen dần với những tình huống và con người mới. Họ phát triển sự thân thiện và tự tin của bản thân và vượt qua cảm giác ngại ngùng.

Nhưng đối với một số ít người, cảm giác ngại ngùng có thể trở nên quá mức và khó chế ngự. Khi cảm giác ngại ngùng trở nên mãnh liệt như thế, chúng ngăn trở con người khỏi sự tương tác, tham gia vào lớp học, và giao tiếp. Thay vì làm quen dần sau một khoảng thời gian, một số người quá mức nhút nhát biến cảm giác ngại ngùng thành một nổi sợ hãi mãnh liệt. Điều đó có thể khiến người ta lảng tránh các tình huống giao tiếp và do dự khi thử sức với những thứ mới hay làm quen với bạn mới. Nhút nhát quá mức có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái… và có vẻ như là không thể nào… nói chuyện với bạn cùng lớp hay giáo viên.

Bởi vì sự nhút nhát quá mức có thể gây trở ngại cho sự giao tiếp, nó cũng có thể ảnh hưởng tới sự tự tin và lòng tự trọng của một người. Và nó có thể ngăn một người nào đó nắm lấy cơ hội hay thử sức với những điều mới lạ. Cảm thấy nhút nhát quá mức thường là dấu hiệu của một trạng thái lo âu gọi là ám ảnh sợ xã hội. Những người mắc chứng ám ảnh sợ xã hội thường cần sự giúp đỡ từ nhà trị liệu để vượt qua được sự nhút nhát quá mức.

Những người mắc chứng ám ảnh sợ xã hội… hay nhút nhát quá mức… có thể vượt qua được! Điều đó cần thời gian, sự kiên nhẫn, dũng khí, và luyện tập. Nhưng sự nỗ lực là đáng giá. Phần thưởng là tận hưởng nhiều bạn bè hơn, vui vẻ hơn, và cảm thấy tự tin hơn.

Sống thật với bản thân

Chúng ta không thay đổi bản chất thật sự bên trong của bản thân (và có ai mà muốn chứ?). Nếu bạn có phong cách nhút nhát bẩm sinh, hay nếu sự nhút nhát giữ bạn lại, bạn có thể cần phải cố gắng tạo ra một cảm giác thoải mái khi ở xung quanh những con người mới.

Đa số mọi người nhận thấy rằng họ càng luyện tập giao tiếp nhiều bao nhiêu, mọi chuyện càng trở nên dễ dàng hơn bấy nhiêu. Luyện tập kỹ năng giao tiếp… như là sự quả quyết; đối thoại; và thân thiện, ngôn ngữ cơ thể tự tin… có thể giúp mọi người vượt qua sự nhút nhát, xây dựng sự tự tin, và nhận được nhiều sự hứng thú hơn từ cuộc sống hàng ngày.

Reviewed by: D'Arcy Lyness, PhD

 

Date reviewed: May 2013

0918972083
0918972083