Để việc học trở nên "dễ thở" hơn đối với học sinh, sinh viên

Đăng lúc: 25/03/2022

Không biết các bạn có ai đã từng rơi vào hoàn cảnh ngồi tại lớp học hay giảng đường vào những ngày đầu năm học, dù đã cố gắng ngồi nghe thầy cô giảng nhưng vẫn khó thể hiểu tốt được nội dung bài học, dần qua ngày việc học trở nên nặng nề và bạn cảm thấy rất nhàm chán khi phải đi học. Vậy có phải việc học là nhàm chán, mong những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp ích và đem lại niềm vui học tập cho bạn.

 1) Chuẩn bị

Hãy chắc chắn bạn đã chuẩn bị tất cả dụng cụ mà theo bạn là cần thiết khi bắt đầu một học kỳ mới hay khóa học mới và việc tạo ra cho mình một biểu đồ dán tường thực sự cần thiết vì trên đó bạn sẽ ghi chú: thời gian nghiên cứu, hạn chót nộp bài, thời điểm thi giữa kỳ…..dựa vào đó bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy và định hình được các cột mốc quan trọng sắp đến, tránh việc đến gần tới hạn chót mới phát hiện ra.

 Ngoài ra bạn có thể sử dụng các công cụ công nghệ khác như điện thoại hay laptop để làm nhật ký nhắc nhở nhưng theo tôi thì tránh phân tâm thì không nên.

2) Lên kế hoạch học tập cho từng môn học

Phần lớn tất cả chúng ta đều “coi thường” ngày học đầu tiên hay là bài học đầu tiên vì đa số đó là các bài “đại cương” chắc do các bạn chưa biết sự lợi hại của “ngày học đầu tiên”. Hôm đó giảng viên sẽ giới thiệu môn học, cách học môn ấy và dĩ nhiên phần khao khát của rất nhiều bạn là “ làm sao để đạt điểm cao cuối kỳ?”, một điều quan trọng nữa là cách làm việc của thầy cô giảng dạy, “họ chấp nhận gì?” và “không chấp nhận việc gì?”, thầy cô sẽ trình bài kế hoạch bộ môn và dựa vào đó bạn sẽ xây dựng cho mình một chiến lược hợp lí nhất có thể.

Khi có được trong tay kế hoạch học tập của tất cả các môn học, chúng  ta sẽ bắt đầu lên kế hoạch học tập cho chính bản thân đại khái sẽ tự đặt ra cho mình các câu hỏi sao đây và hãy ghi vào giấy các câu trả lời của chính mình, đừng nhớ hay ghi lại:

- Khi học tốt môn học này mình sẽ được những gì?

- Có nhất thiết phải nghiên cứu sâu môn học này không? Có cần thiết cho tương lai ngành học không? Hay chỉ cần học ở mức độ “biết” thôi

Ví dụ: Đối với sinh viên Y Đa Khoa thì ở năm I, II thì môn giải phẫu hay sinh lý được nhiều sinh viên cho là quan trọng nhất

- Có liên quan giữa các môn học hay không?

Ví dụ: Môn học giải phẫu là một môn học nền tảng làm tiền đề cho các môn học ở các năm sau đó, liên quan đến các môn chuyên ngành.

Đặt câu hỏi và trả lời đã xong, hay lưu lại tờ giấy đó có thể dán nó lên biểu đồ học tập đã chuẩn bị trước đó.

3) Thực hiện kế hoạch và quản lý thời gian

Chướng ngại vật tiếp theo của bạn là quản lý thời gian, nhưng đừng lo lắng quá và hãy giữ tinh thần thoải mái vì lúc nào bạn cũng có nhiều sự hỗ trợ xung quanh, các kỹ năng bạn có được đều có thể thực hiện mọi việc từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc kế hoạch.

Để kế hoạch được thực hiện đúng thời gian sắp xếp không cận kề với các hạn chót, nhất là kỳ thi giữa kỳ, cuối kỳ và khắc phục lãng phí thời gian trong học tập việc đầu tiên là phải học cách ưu tiên

- Phân loại công việc theo mức độ quan trọng

- Việc ít quan trọng để sau và tập trung vào làm những việc cấp bách trước

Điều khá phổ biến là chúng ta thường cảm thấy khó tập trung và đầu óc hay lơ đễnh khi vừa ngồi vào bàn học chỉ 5-10 phút vì không ai có khả năng tập trung hết toản bộ 100% công lực của bản thân và cũng đừng hy vọng và ép mình học liên lục mà không cần giải lao.

Hãy đề ra cho mình những mục tiêu dễ giải quyết dựa trên khối lượng công việc đã được chia nhỏ thành nhiều phần, nếu thực hiện như trên sự tập trung của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Những mảng công việc sẽ xen kẽ với thời gian nghỉ giải lao, có thể nghỉ bao lâu và bất cứ cách thức nào bạn thấy hợp với mình nhất, tuy nhiên đừng nghỉ nhiều quá khi đó bạn sẽ trì hoãn công việc hiện tại và nên vận động nhẹ gì đó giúp đầu óc tạm thời không nghĩ đến việc học nữa.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng các công cụ như bản đồ tư duy, học tập trực quan (thông qua khả năng thị giác), học qua thính giác (thường thì đọc thành tiếng, đọc to khi học bài, tự ghi âm bài học rồi nghe lại), học theo cảm giác vận động…..

Hãy thử qua các phương pháp trên và kiểm tra tính hiệu quả của từng loại với bản thân, ưu tiên sử dụng phương pháp tốt nhất. Theo kinh nghiệm, việc học bài tốt nhất là sau khi nghe giảng viên trình bày, và mỗi người thường chọn sau khi về nhà sẽ học ngay vì chính lúc đó khả năng nhớ của bạn về bài học là tối ưu. Mỗi ngày hãy dành thời gian 2 tiếng vào thời điểm hiểu quả nhất, trong thời gian đó bạn hãy ôn lại bài đã học và đọc trước bài sẽ học vào ngày hôm sau, việc sử dụng 2 tiếng này là vì hoạt động này giúp nhắc lại phần đã học và tạo liên kết giữa cái mới và cái cũ kích thích chính bạn và khi được giảng viên trình bày thì dễ dàng bạn sẽ hình dung ra được vấn đề đang được nói đến, khiến bài học trở nên gần gũi và việc học thuộc nó không còn khó khăn nữa, nếu không thể hoàn  thành tốt như mong muốn hãy rút kinh nghiệm để có thế làm tốt trong lần tới, luôn lạc quan và duy trì năng lực ý chí cho đến khi đạt được mục tiêu của mình.

Và khi mọi thứ trở nên dễ dàng thì bạn không còn cảm giác khó khăn, chán nản khi học và việc học sẽ thú vị hơn, lôi cuốn bạn tìm hiểu sâu những sở thích mình quan tâm đến và yêu thích việc khám phá, tìm tòi học hỏi những điều mới lạ, hỵ vọng những điều chia sẻ trên có thể giúp ích và làm thay đổi tình hình hiện tại của bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm.

“Mỗi khi bạn băn khoăn lo lắng vì lạc lối, hãy lặng im cúi đầu đầu làm tốt những việc hiện tại nên làm. Phải tin rằng mỗi một việc lớn nhỏ trong cuộc đời đều mang một ý nghĩa nào đó. Và bạn chỉ có thể nhìn thấy được vẻ đẹp của cả bức tranh sau khi chúng được ghép lại với nhau.” – Vương Quyên

Quốc Huy suy tầm

0918972083
0918972083