Làm sao để an ủi, động viên người khác

Đăng lúc: 16/01/2023

Khi một ai đó tìm đến bạn lúc đau buồn, khi mà những lời động viên, an ủi của bạn sẽ là cần thiết nhất trong lúc đó thì liệu thực sự bạn có thể khiến lòng họ dịu lại không? An ủi người khác là phải nói như thế nào, làm sao để động viên đối phương vượt qua? Dưới đây là một số chia sẻ về vấn đề trên và hãy xem bạn đã biết cách an ủi người khác không nhé!

1. Lắng nghe đối phương thổ lộ hết nỗi lòng

Theo thời gian, con người ai cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và áp lực, càng theo đó việc chúng ta an ủi một ai cũng nhiều lên. Việc dành thời gian để người cần được an ủi giải tỏa hết sự kìm nén bên trong họ là một điều rất cần thiết, bởi họ đã cố gắng đợi đến khi gặp bạn thì họ mới có thể thoải mái tâm sự mà không phải một ai khác, nói cách khác trong lúc đó họ chỉ còn bạn vì vậy xin đừng đập nát niềm tin cuối cùng của họ vào lúc đó.

Đừng nên nói “tôi biết bạn buồn như thế nào, không cần phải nói” vì không ai biết chính xác nổi buồn của nhau, mỗi người đều có cảm nhận về nỗi đau là khác nhau.

2. Hãy đặt câu hỏi: Nếu mình là họ, mình sẽ như thế nào?

Chỉ có cách đặt mình vào vị trí của họ để cảm nhận sự khó khăn, đau khổ của người khác, thì lúc ấy lời an ủi của chúng ta thực sự mới trở nên chân thành và có tác dụng giúp dịu lòng họ và dĩ nhiên mới đem lại sức mạnh giúp họ có động lực chiến đấu với thực tại. Hãy để họ thấy rằng bạn hiểu họ, cảm nhận được họ không cô đơn và bên cạnh luôn có một người đồng hành trải qua giai đoạn gian nan lúc ấy.

Tuy nhiên, đừng để sự cảm thông trở thành thương hại, hai người sẽ cùng rơi vào tâm trạng đau khổ, não nề điều này khiến họ cảm thấy mình rất đáng thương dẫn đến tình cảnh sẽ càng khó thay đổi thêm.

3. Thay đổi không khí bằng tiếng cười

Thật tuyệt vời khi không phải nhất thiết chỉ dùng những lời nói buồn bã để an ủi mới có tác dụng, hãy tạo ra tiếng cười bằng cách nhắc lại kỷ niệm của hai người thời xa xưa những câu chuyện vui mà chỉ có hai người biết hoặc lấy một tấm hình chụp từ “thế kỷ trước” của hai người hay ở cái thời “hai lúa” chẳng hạn và thêm vào một câu nói vui nhẹ nhàng lại có thể khiến đối phương nhẹ lòng hơn, việc an ủi lúc ấy sẽ có hiệu quả hơn.

4. Ngăn chặn mọi ý nghĩ tiêu cực

Hãy nhắc đến những thành tích mà họ đã đạt được và chỉ cho họ thấy việc họ đang mắc phải đó chỉ là một thất bại nhỏ trong số các thành công lớn dĩ nhiên “không có khái niệm thất bại thì làm sao có cái gọi là thành công” hay nói thêm “không phải là thất bại, đó chỉ là sự thành công đang bị trì hoãn”, trong hoàn cảnh ấy họ rất dễ buông xui và từ bỏ những gì đã cố gắng, chắc hẳn bạn không bao giờ muốn chứng kiến cảnh tượng người bạn của mình sẽ làm như thế! Bạn phải chỉ ra cho họ thấy dù họ chưa đi hết đoạn đường nhưng chắc chắn họ đã bước đi đã phải dành rất nhiều thời gian đừng để sự hy sinh đó là vô ích.

5. Tránh những câu nói  “đổ thêm dầu vào lửa”

Theo bạn, khi nói câu “bạn đừng buồn quá, mọi chuyện rồi cũng sẽ qua thôi” liệu có tác dụng hay không? Nếu câu trả lời là có thì bạn đã sai rồi, vì thực chất họ thừa biết điều đó, nhưng trong trái tim họ, họ luôn cảm thấy mất mát và cô đơn. Có người sẽ thấy hết buồn một cách nhanh chóng nhưng cũng có người lại mang theo nỗi buồn ấy suốt một năm trời thậm chí cả cuộc đời của họ và cái mà họ cần là sự an ủi của bạn chứ không phải “thời gian sẽ xóa mờ tất cả” vì vậy cần phải suy nghĩ lời nói của mình có tác dụng mong muốn khi nói ra hay chỉ làm tồi tệ thêm.

Có một việc tế nhị các bạn tuyệt đối không được làm đó là: “Đừng bao giờ so sánh nỗi buồn với người khác vì nỗi buồn không có đơn vị nên không biết cái nào nhiều hơn hay ít hơn” , “nỗi buồn luôn đi kèm với sự mất mác xin đừng nhắc lại và so sánh ai buồn hơn ai”.

Đó là những kinh nghiệm về an ủi, động viên người khác rất mong sẽ hữu ích của các bạn. Cảm ơn sự quan tâm của các bạn.

“Cuộc sống không phải là một sự lãng phí, miễn là có ít nhất một người trên thế giới này quan tâm đến bạn. Vì vậy, khi mọi thứ đi sai hướng bạn đừng từ bỏ, hãy nhớ bạn luôn có tôi bên cạnh”

Quốc Huy suy tầm

0918972083
0918972083